Thiên thể ngoài Sao Hải Vương Bầu trời bên ngoài Trái Đất

Thiên thể ngoài Sao Hải Vương là các hành tinh nhỏ quay quanh Mặt Trời có khoảng cách trung bình lớn hơn Sao Hải Vương.

Sao Diêm Vương và Charon

Mặt Trời (phía trên bên phải) và Charon (trái) nhìn từ Sao Diêm Vương (ảnh minh họa).

Sao Diêm Vương cùng với vệ tinh lớn nhất của nó là Charon, chúng quay quanh Mặt Trời tại khoảng cách thường nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương ngoại trừ khoảng thời gian 20 năm trong mỗi quỹ đạo. Nhìn từ Sao Diêm Vương, Mặt Trời tựa như một điểm nhỏ đối với mắt người nhưng vẫn rất sáng, được cho là gấp khoảng 150 đến 450 lần ánh sáng của trăng tròn khi nhìn từ Trái Đất. Tuy nhiên, những quan sát viên trên Sao Diêm Vương sẽ nhận thấy lượng ánh sáng sẵn có đã giảm đi đáng kể.

Khí quyển Sao Diêm Vương bao gồm một lớp mỏng gồm các khí nitơ, metancarbon monoxide đều có nguồn gốc từ băng của các chất này trên bề mặt của hành tinh lùn. Khi Sao Diêm Vương đến gần Mặt Trời, nhiệt độ bề mặt rắn của Sao Diêm Vương tăng lên, khiến các hợp chất băng này bị thăng hoa thành dạng khí. Khí quyển này cũng tạo ra đám mây mù có màu xanh dương nổi bật có thể thấy được vào lúc hoàng hôn và có thể cả những thời điểm khác trong một ngày Sao Diêm Vương.[11]

Sao Diêm Vương và Charon đều bị khóa thủy triều với nhau. Điều này có nghĩa là Charon luôn hướng một mặt về phía Sao Diêm Vương và Sao Diêm Vương cũng luôn hướng một mặt về phía Charon. Những quan sát viên đứng tại mặt tối của Charon quay lưng lại với Sao Diêm Vương thì sẽ không bao giờ nhìn thấy hành tinh lùn này. Những quan sát viên đứng trên mặt tối của Sao Diêm Vương quay lưng lại với Charon cũng sẽ không bao giờ nhìn thấy vệ tinh. Charon khi nhìn từ bề mặt Sao Diêm Vương sẽ là một thiên thể rất lớn trên bầu trời đêm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bầu trời bên ngoài Trái Đất http://www.badastronomy.com/bad/misc/hoagland/mars... https://web.archive.org/web/20040810170442/http://... http://humbabe.arc.nasa.gov/mgcm/faq/sky.html https://web.archive.org/web/20080922223310/http://... http://earthobservatory.nasa.gov/Newsroom/NewImage... http://lasp.colorado.edu/~bagenal/3720/CLASS17/17G... http://space.jpl.nasa.gov/cgi-bin/wspace?tbody=504... http://www.jthommes.com/Astro/JupiterShadowSeq.htm http://www.beugungsbild.de/huygens/povray/titan_re... https://science.nasa.gov/science-news/science-at-n...